Cây Màng tang còn được gọi là Tiêu rừng, Amót. Nếu bạn có cơ hội lên các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, chắc hẳn đã một lần nghe tên đặc sản “Ớt A riêu, Tiêu (Amót)”. Tiêu (Amót) thường xuất hiện trong nhiều món ăn của cộng đồng dân tộc Cơ tu. Khi mùa cá suối, cá liên, thịt gà, thịt sóc, thịt chim, thịt chuột hoặc thịt heo rừng đến, Amót là nguyên liệu không thể thiếu.
Amót có thể được thêm vào món ăn trực tiếp trong quá trình chế biến hoặc giã nhỏ vài hạt để làm muối chấm. Người Cơ Tu tại vùng biên giới Tây Giang coi đây như loại gia vị hàng đầu. Chỉ cần thêm một ít tiêu rừng vào bất kỳ món nào, món ăn lập tức “thăng hoa”.
“Tiêu rừng được hái từ cây thân gỗ ở trong rừng chiều cao khoảng 10-15cm, đường kính lớn nhất 10-15cm. Lá tiêu rừng nhỏ, thân cây màu xanh trơn. Sau 2-3 năm, cây cho ra trái vào tháng 9-10, tiêu rừng từ lúc non đến già đều có màu xanh. Mỗi năm, mỗi cây tiêu rừng có thể cho 8-12kg hạt. Thân cây cũng có mùi thơm như trái, nên nhiều người địa phương thậm chí còn lột vỏ cây để làm gia vị khi trong nhà hết trái tiêu khô”: đó là những gì mà người dân ở Tây Giang (Quảng Nam) mô tả.
Về mặt khoa học, hạt tiêu rừng được hái từ cây Màng tang. Đây là một loài “cây tiên phong” sau nương rẫy. Cây mọc nhanh, ưa sáng, sinh trưởng mạnh ở những nơi đất tốt, lớp đất mặt sau, tái sinh hạt và chồi khỏe. Vì vậy, khi đi vào các khu rừng phục hồi sau nương rẫy ở các huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Nam, không khó để bắt gặp cây này. Đây là cây có biên độ sinh thái rộng, từ vùng khí hậu cận nhiệt đới đến nhiệt đới điển hình, phân bố từ độ cao từ 100 – 2.400m so với mực nước biển (nhưng tập trung cao nhất ở độ cao từ 500 – 1500m).
Màng tang là loài cây nhỏ hay cây nhỡ, cao 6 đến 8m. Cành cây màu xám hình trụ, mang nhiều nốt sần nhỏ và khía dọc. Lá mọc so le, hình mác, gốc thuôn, đầu nhọn, mép nguyên, rộng 2 – 2,5 cm, dài 7 – 10 cm, hai mặt nhẵn, mặt dưới trắng xám, mặt trên màu lục sẫm bóng. Cuống lá ngắn, chỉ khoảng 1 – 1,2 cm. Lá vò ra có mùi thơm mát khá giống mùi sả. Cụm hoa đơn tính màu trắng mọc ở kẽ lá, nhiều tán đơn có cuống chung dài 0,8 – 1 cm, mỗi tán có 4 – 6 hoa.
Lá bắc 4 khum, có lông ngắn ở mặt trong, nhẵn ở mặt ngoài. Ống bao hoa ngắn, có 6 thùy gần bằng nhau xếp thành 2 hàng. Hoa đực có 9 nhị, bao gồm: 6 cái ở phía ngoài dài 2mm, chỉ nhị mảnh, bao phấn thuôn dẹt, có lông ở gốc; 3 cái thụt vào phía trong, chỉ nhị có tuyến. Nhị hoa cái tiêu giảm chỉ còn lại những chỉ nhị, 3 cái phía trong có tuyến dẹt ở gốc; bầu hình trứng, nhẵn. Quả mọng, màu xanh và chuyển sang màu đen khi chín, hình tròn hoặc hình trứng. Mùa hoa: Tháng 3 – 5. Mùa quả: Tháng 7 – 8.
Tất cả các bộ phận của cây Màng tang đều được coi là nguồn dược liệu quý ở nhiều vùng, nhiều nước Đông Nam Á cũng như tại Trung Quốc, Ấn Độ. Từ lá hoa của vỏ rễ thân của bàng toàn có thể làm thuốc diệt ký sinh trùng, điều hòa rối loạn thần kinh, chữa đau đầu chữa co giật và làm thuốc lợi tiểu; nước sắc từ quả có tác dụng chữa các bệnh chóng mặt, choáng váng, diệt ký sinh trùng và dùng cho phụ nữ sau khi sinh.
Lá dùng để chữa bệnh ngoài da. Các bộ tộc nơi Dayak Kenyah ở miền Đông Kalimantan đã sử dụng quả và vỏ cây làm thuốc uống chữa 1 số bệnh rất hiệu nghiệm, cả với trẻ con và người lớn, đặc biệt là các bệnh sốt nóng, cảm cúm, đau dạ dày, đau tức ngực, làm thuốc bổ, giải độc và giải rượu khi bị say…
Tinh dầu Màng tang còn được sử dụng làm thuốc giải nhiệt, chữa các bệnh về mụn nhọt, sưng tấy, viêm da và làm giảm sự trầm uất sự căng thẳng của hệ thần kinh. Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy tinh dầu Màng tang còn là nguyên liệu để chế biến các thuốc điều trị bệnh loạn nhịp tim có hiệu quả tốt.
Một lượng rất nhỏ tinh dầu màng có trong môi trường nuôi cấy mô tế bào cũng có tác dụng diệt được một số loại nấm và vi khuẩn có hại như Alternaria alternata, Aspergillus niger, Candida albicans, Fusarium spp. và Helminthosfrorium spp.. Một số nơi tại Indonesia đã sử dụng quả Màng tang để ăn tươi như 1 loại rau hoặc sử dụng làm gia vị thay hạt tiêu. Đồng bào tại 1 số vải địa phương ở nước ta đã dùng hoa mang tang để ướp chè.
Nhiều nơi Trung Quốc còn trồng Màng tang làm cây phòng hộ và chắn gió cho các nương chè. Thổ dân ở một số khu vực ở Nepal dùng lá Màng tang để làm thức ăn cho Dê và gia súc. Tại Ấn Độ, lsa màng tang còn được sử dụng để nuôi Tằm (giống Antheraea assama để lấy sợi).