Nhắc tới phụ nữ Việt Nam thì ai cũng nhớ đến 8 chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”, hoặc phong trào phụ nữ Việt Nam “giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Nhưng không vì vậy mà phụ nữ lại quên đi nhiệm vụ làm đẹp cho chính bản thân. Theo quan niệm người Việt “cái răng, cái tóc là gốc con người”, vì vậy việc chăm sóc răng và tóc của người Việt rất quan trọng, đặc biệt là đối với người phụ nữ Việt xưa.
Đối với việc chăm sóc răng thì đơn giản hơn, chỉ cần cái tăm và miếng cau trầu là đã quá đủ trong một thời kỳ còn thiếu thốn đủ thứ. Nhưng “cái tóc” thì phức tạp hơn nhiều. Với thói quen để tóc dài, tóc được búi lên đỉnh đầu, có khi được cài trâm hoặc buộc khăn, cùng với đó là phải thường xuyên lao động nông nghiệp ngoài trời nên việc chăm sóc tóc rất khó khăn.
Có thể nói, dụng cụ không thể thiếu để chăm sóc tóc trong thời kỳ đó là hai chiếc lược, lược thưa và lược dày. Lược thưa giúp chải tóc đỡ rối, giúp tóc vào nếp trước khi cột hay búi lên. Lược dày ngoài việc giúp tạo sóng mềm cho tóc, giúp tóc mượt hơn và tạo độ phồng cho tóc thì còn loại bỏ những con chấy ký sinh ở trên đầu, một sinh vật đáng ghét mà gần như tất cả người dân vào thời kỳ đó đều gặp phải.
Bên cạnh đó, với đặc trưng của văn hóa vùng miền khác nhau, phụ nữ Việt cũng có rất nhiều cách chăm sóc tóc theo kinh nghiệm của riêng từng vùng, từng dân tộc. Bài viết này giúp các bạn hiểu hơn về cách chăm sóc của người phụ nữ Việt, và đó cũng là cách ứng dụng để làm ra Dầu gội Bưởi thanh trà Saola.
Gội đầu bằng bồ kết – giúp làm sạch tóc và da đầu
Bồ kết là một trong những loài cây phổ biến trước đây, vì cây có gai nhọn nên người dân thường trồng để làm hàng rào xung quanh nhà, khi chưa có thép gai là lưới B40 như ngày nay. Quả bồ kết khi chín có màu đen, chứa chứa 10% hoạt chất saponin màu vàng, saponin australozit, saponin gleditsia B-G và 5 chất flavonoit gồm homorientin, inteolin, vitestin, saponaretin, và orientin.
Vì vậy, khi gội bằng nước bồ kết sẽ giúp tóc mềm mại, chắc khỏe, cân bằng hoạt động của tuyến bã nhờn trên da đầu, giảm số lượng tóc bị gãy rụng và phục hồi nang tóc. Nhờ chứa hoạt chất flavonoid có tác dụng chống oxy hóa và giúp phục hồi nang tóc bị thoái hóa, kích thích sợi tóc mới phát triển, giúp ức chế các gốc tự do – nguyên nhân dẫn đến thoái hóa nang tóc và hói đầu.
Bên cạnh đó, khi gội đầu bằng nước bồ kết giúp ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn, vi nấm gây bệnh ngoài da. Vì vậy, sử dụng bồ kết gội đầu có tác dụng điều trị một số bệnh lý da liễu như nấm da dầu, viêm da tiết bã nhờn… Một số thành phần trong bồ kết có tác dụng loại bỏ vảy gàu, phục hồi màng bảo vệ, điều hòa hoạt động tiết dầu… từ đó giúp duy trì mái tóc khỏe mạnh, giảm tác động xấu từ các yếu tố môi trường.
Để tạo thêm mùi thơm và tăng cường tác dụng chăm sóc tóc, các chị các mẹ còn cho thêm lá hương nhu hay lá sả, đun cùng nước gội đầu. Tinh dầu trong những loại cây cỏ thiên nhiên này vừa có tác dụng làm sạch tóc dịu nhẹ, vừa làm nuôi dưỡng, bảo vệ tóc, làm tóc mềm mượt, óng ả hơn.
Gội đầu bằng nước vỏ Bưởi – giúp trị rụng tóc hiệu quả
Bưởi là một loại quả rất phổ biến ở vùng quê Việt Nam. Vì vậy, trước đây vỏ Bưởi cũng được sử dụng nhiều để gội đầu. Sở dĩ vậy vì trong vỏ bưởi chứa nhiều thành phần như tinh dầu, vitamin A, vitamin C,… có tính kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa cao.
Đặc biệt, tinh dầu trong vỏ bưởi chiếm khoảng 0,80% – 0,84% (với các thành phần chính như limonene, myrcen, các pectin, các men có lợi,…). Khi gội đầu bằng vỏ bưởi sẽ giúp diệt khuẩn, trị gàu ngứa, ngăn ngừa rụng tóc, giúp kích thích tóc mọc nhanh, dưỡng tóc khỏe mạnh và suôn mượt sâu từ bên trong.
Bên cạnh đó, có rất nhiều cách khác nhau để gội đầu tùy vào từng văn hóa và các loại nguyên liệu sẵn có ở địa phương, có thể kể ra một vài công thức như sau:
Gội đầu bằng hỗn hợp nước gồm cỏ mần trầu, bồ kết, vỏ bưởi, lá đinh lăng: Trong cỏ mần trầu chứa hàm lượng acid cyanhydric dồi dào. Hợp chất này có tác dụng làm sạch da đầu và ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả.
Hỗn hợp nước gội đầu gồm lá hương nhu, đinh lăng, vỏ bưởi: Lá hương nhu có tác dụng làm thông thoáng da đầu. Bạn sẽ cảm thấy sảng khoái và nhẹ đầu hơn khi dùng nước lá hương nhu để gội hay massage.
Nước gội đầu của phụ nữ Thái cũng rất độc đáo, phải là nước vo gạo nếp thật đặc. Nước đó phải để ít nhất 2 ngày hai đêm đến khi thành một hỗn hợp sền sệt sẽ được phụ nữ thái mang đun nóng thêm một số loại lá cây như xả, bồ kết, lá rừng tùy vùng sau đó được dùng để gội đầu.
Người phụ nữ Tà Ôi (Huế) còn sử dụng quả Lôm để nấu nước gội đầu. Đây là quả của một loại cây mọc ở rừng tự nhiên, vì vậy để sử dụng hằng ngày thì người dân phải thu hái một lần, bảo quản và sử dụng lâu dài. Do có tính cộng đồng cao, nên thường người nào thu hái được thì sẽ chia sẻ với nhiều gia đình khác để sử dụng.
Trên đây là toàn bộ những cách mà mình tìm hiểu được. Nếu bạn có cách nào khác, hãy chia sẻ cho mình nhé.