Quy trình chưng cất tinh dầu Bưởi và Thanh trà Huế tại Liên Minh Xanh

Quy trình chưng cất tinh dầu Bưởi và Thanh trà Huế tại Liên Minh Xanh

Tinh dầu bưởi là một trong những loại tinh dầu phổ biến và được ưa chuộng nhờ vào hương thơm dễ chịu và nhiều công dụng trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Quy trình chưng cất tinh dầu bưởi không quá phức tạp nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn. Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về quy trình chưng cất tinh dầu bưởi, từ chuẩn bị nguyên liệu đến thu hoạch thành phẩm.

1. Về Tinh dầu Bưởi và Tinh dầu Thanh Trà

Về tinh dầu Bưởi và tinh dầu Thanh trà

Tinh dầu bưởi được chiết xuất từ vỏ bưởi, chứa nhiều hợp chất có lợi như pectin, naringin, vitamin A và C. Tinh dầu bưởi có khả năng kháng khuẩn, chống oxy hóa và giúp thư giãn tinh thần. Nó được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chăm sóc tóc, da và trong liệu pháp hương thơm.

2. Quy trình sản xuất tinh dầu Bưởi và tinh dầu Thanh trà Huế tại Liên Minh Xanh

Nguyên liệu

  • Quả bưởi: Chọn những quả bưởi tươi, không bị hư hỏng. Do LMX đang sử dụng loại bưởi hoang (rất chua và không ăn được) để chưng cất tinh dầu nên sẽ thu hoạch những quả bưởi gần chín, có màu xanh hơi ngả vàng hoặc vàng nhạt
  • Đối với quả bưởi Thanh trà, do đây là quả có giá trị kinh tế cao nên sẽ tận dụng những quả được cắt tỉa trong quá trình chăm sóc, hoặc bị rụng do mưa bão.

Nguyên liệu

Sơ chế nguyên liệu

Bưởi hoặc Bưởi thanh trà sau khi thu hoạch sẽ được gọt vỏ để chuẩn bị chưng cất. Vỏ bưởi/Thanh trà khi gọt chỉ lấy phần vỏ xanh có chứa những túi tinh dầu, có độ dài từ 3 – 5mm. Khi gọt vỏ xong, cần lưu ý là không được xếp vỏ lại thành từng đống mà phải rải ra thành từng lớp mỏng. Nguyên nhân là do khi gọt vỏ, một số túi tinh dầu sẽ bị vỡ ra. Do tinh dầu có tính nóng, kết hợp với vỏ xốp của bưởi thì rất dễ bị thối, dẫn đến hiệu suất chưng cất tinh dầu không cao và chất lượng tinh dầu bị giảm.

Vỏ sau khi được gọt ra sẽ được xay nhỏ với kích thước khoảng 1 – 3mm, điều này sẽ giúp nâng cao hiệu suất và giảm thời gian chưng cất tinh dầu.

Chưng cất tinh dầu

Việc chưng cất tinh dầu bưởi vẫn được thực hiện theo nguyên lý lôi cuốn hơi nước, sử dụng hệ thống chưng cất tinh dầu bằng điện có kiểm soát nhiệt. Do nguyên liệu được đưa vào chưng cất có kích thước quá nhỏ, nên nguyên liệu sẽ được hòa trực tiếp với nước để không xảy ra hiện tượng “bí hơi” trong quá trình chưng cất. Quá trình chưng cất tinh dầu Bưởi được thực hiện từ 4 – 5 tiếng, tùy thuộc vào khối lượng nguyên liệu chưng cất.

Quy trình sản xuất tinh dầu Bưởi và tinh dầu Thanh trà Huế tại Liên Minh Xanh

Tách chiết và loại bỏ tạp chất của tinh dầu

Do tinh dầu Bưởi/Thanh trà có tỷ trọng nhỏ hơn nước nên sẽ nổi lên trên mặt nước, vì vậy có thể sử dụng phễu chiết để lấy tinh dầu. Tuy nhiên, tinh dầu sau khi tách chiết ra vẫn còn lẫn tạp chất và nước, vì vậy cần phải sử dụng các thiết bị chuyên dụng khác để loại bỏ những tạp chất đó.

Bảo quản tinh dầu

Tinh dầu sau khi được tách chiết và loại bỏ tạp chất sẽ được bảo quản trong chai nâu tối màu, được bảo quản trong kho có nhiệt độ từ 18 – 300C. Việc bảo quản sẽ được thực hiện trong thời gian tối thiểu khoảng 3 tháng để ổn định hương thơm, sau đó mới đưa ra sử dụng.

3. Ứng dụng của tinh dầu bưởi/Thanh trà

Tinh dầu Bưởitinh dầu Thanh trà có rất nhiều công dụng, bao gồm:

Chăm sóc tóc

Tinh dầu bưởi có khả năng kích thích mọc tóc, giảm rụng tóc và nuôi dưỡng tóc chắc khỏe. Có thể sử dụng tinh dầu bưởi bằng cách pha loãng với dầu nền và massage da đầu, hoặc thêm vài giọt vào dầu gội.

Chăm sóc da

Tinh dầu bưởi giúp làm sạch da, se khít lỗ chân lông và giảm mụn. Có thể pha loãng tinh dầu bưởi với nước hoặc dầu nền và thoa lên da sau khi rửa mặt2.

Liệu pháp hương thơm

Hương thơm dịu nhẹ của tinh dầu bưởi giúp thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Có thể sử dụng tinh dầu bưởi trong máy khuếch tán hoặc nhỏ vài giọt vào bồn tắm.

Để đáp ứng tối đa sự tiện lợi, hiện tại LMX cũng đa dạng hóa các sản phẩm liên quan đến tinh dầu Bưởi/Thanh trà gồm tinh dầu nguyên chất, dầu massage, dầu gội, xà bông….

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *